Giống ngựa Con ngựa trong văn hóa Mông Cổ

Đôi ngựa Mông CổHai trẻ em đang cưỡi ngựa trong lễ hội Naadam

Ngựa Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Адуу, aduu: có nghĩa là con ngựa) là giống ngựa bản địa của Mông Cổ. Giống ngựa hoang Mông Cổ thủy tổ của giống ngựa nhà Mông Cổ và được Người Mông Cổ thuần hóa loài ngựa từ rất sớm[1][2], đây là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII. Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn[3], những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt[1]

Ngựa Mông Cổ có tầm vóc cỡ trung bình, thậm chí là có tầm thấp, chúng chỉ cao khoảng 1,4m (từ 130 đến 140 cm), toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Chúng có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít, dễ nuôi, chỉ thuần cỏ không cũng đủ và vì thế rất ít tốn kém, là giống ngựa rất giỏi chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Giống ngựa này có tốc độ chạy khá nhanh từ 30–45 km/h, tốc độ đối đa 40 km/h đặc biệt, giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là thiên lý mã.[4][5]. Đặc biệt khi phi nước đại, chúng luôn nhoài đầu về phía trước cho nên người cưỡi ngựa rất thuận lợi cho việc sử dụng cung tên mà không lo vướng víu.

Giống ngựa Mông Cổ bắt nguồn từ những đồng cỏ phương Bắc với vóc dáng có phần nhỏ hơn, chân ngắn hơn, bờm và đuôi rậm hơn, song chúng ít đòi hỏi chăm sóc, sức chịu đựng tốt, có thể sống quanh năm bằng cỏ mọc trên thảo nguyên, đặc biệt thích nghi tốt với khí hậu cận nhiệt đới. Ở Mông Cổ, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30 °C (86 °F) vào mùa hè xuống đến -40 °C (-40 °F) vào mùa đông.[6] Những con ngựa Mông Cổ còn có khả năng biết cào tuyết tìm thức ăn do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh, chúng không hề kén thức ăn như các giống ngựa khác.

Ngựa Mông Cổ thì nhỏ gọn, tính chiến đấu cao, có khả năng tự tìm nguồn nước, thức ăn và sống rất khỏe trong mọi điều kiện thời tiết. Ngựa Mông Cổ lại dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được nên vấn đề binh lương tiếp liệu giảm thiểu hẳn. Chính vì những ưu điểm này, giống ngựa Mông Cổ hoang dã và thuần hóa đã sinh sôi nảy nở ở thảo nguyên. Từ đó chúng rất sẵn có cho người Mông Cổ để sử dụng nếu thuần hóa được. Ngựa là phương tiện di chuyển, bạn đồng hành, và cũng là thực phẩm của chiến sĩ Mông Cổ và có thể nói họ là những kỵ sĩ số một của thế giới thời đó, “có thể sống mười ngày liên tiếp trên yên ngựa, chỉ uống máu ngựa hút từ một động mạch con vật”, trong những cuộc chinh phạt dài ngày, những chiến binh Mông Cổ mệt mỏi vì đói và khát có thể dùng dao khoét lỗ nhỏ trên cổ con ngựa và uống máu nóng của nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Con ngựa trong văn hóa Mông Cổ http://www.bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi... http://www.baoquangninh.com.vn/du-lich/201406/van-... http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van... http://danviet.vn/khoa-hoc/nhung-noi-ngua-noi-tien... http://vov.vn/du-lich/mong-co-chua-doi-got-da-mo-n... http://vtc.vn/ngua-mong-co-co-gi-dac-biet.200.4742... http://www.vtc.vn/ngua-mong-co-co-gi-dac-biet-d145... http://news.zing.vn/Hinh-anh-ngua-phi-tuyet-dep-tr... https://thanhnien.vn/thoi-su/phi-ngua-tren-thao-ng... https://tuoitre.vn/qua-di-my-cua-tong-thong-mong-c...